• Slide 1
Dịch vụ kỹ thuật cao

TRỒNG RĂNG THÁO LẮP

Trồng răng giả có bao nhiêu loại? Trồng răng giả có đau không? Trồng răng giả tháo lắp, trồng răng giả cố định, trồng răng cắm ghép Implant. Khi nào thì cần trồng răng giả?

- Bạn bị mất 1 hoặc nhiều răng.
- Răng bị thưa, kẽ hở rộng, nhiều.
- Răng bị tổn thương, bị vỡ, bị mẻ.


Những trường hợp không nên trồng răng giả

- Người dưới 16 tuổi chưa nên trồng răng, vì hộp sọ vẫn đang phát triển, nếu trồng răng trong độ tuổi này có thể dẫn đến các lệch lạc, sai khớp cắn về sau.
- Người có bệnh nha chu, viêm lợi cần điều trị khỏi bệnh trước khi tiến hành trồng răng. Nếu tổ chức lợi không đủ khỏe mạnh, răng giả sẽ không có chỗ bám vững chắc, dễ lung lay, cập kênh sau này.

Trồng răng giả có bao nhiêu loại:

Các loại răng giả tháo lắp.



Trồng răng giả tháo lắp:

Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp mất mộtrăng, nhiều răng hoặc mất hết toàn bộ răng, đặc biệt là những người cao tuổi. Răng giả được đeo dính vào hàm nhờ vào các móc kim loại vài vào những răng thật để nướu giả bám chặt vào lợi và giữ răng không bị rớt khi ăn uống, nói cười.

Bạn có thể chọn răng giả tháo lắp bán phần để thay thế một số răng mất hoặc răng giả tháo lắp toàn phần để thay thế toàn hàm. Hàm giả tháo lắp có 3 loại gồm: Nhựa cứng, nhựa dẻo và khung tháo lắp bằng kim loại titan, inox, hợp kim. Quá trình thực hiện đơn giản, trồng răng giả không gây đau nhức cho bệnh nhân và răng giả có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.

Ưu điểm: Trồng răng giả tháo lắp có giá thành rẻ hơn so với răng cố định, có thể tháo ra để vệ sinh răng giả, có thể trồng thêm răng vào mà không cần bỏ răng cũ.

Nhược điểm: hàm giả tháo lắp dễ rơi ra, vướng víu hơn trồng răng giả cố định. Đeo hàm giả lâu ngày dễ bị teo nướu, hở nướu, viêm nướu lợi, làm hư răng thật vì các móc cài vào răng thật thường xuyên tháo ra lắp vào cọ xát với răng thật. Do đó, bác sĩ khuyên chỉ nên làm răng giả tháo lắp khi răng mất quá nhiều không thể trồng cố định hoặc làm tạm thời để chờ có điều kiện trồng răng cố định.

Trồng răng giả cố định:

Hay mọi người thường quen gọi là bọc răng sứ (thật ra còn có thể làm bằng kim loại hoàn toàn để giảm chi phí nhưng sẽ không đẹp bằng răng sứ). Cách này thì phổ biến nhưng có hạn chế về mặt chỉ định. Bởi vì nó được giữ cố định nhờ răng thật bên cạnh nên nếu chỉ còn 1 răng hàm nằm phía sau khoảng mất răng và răng hàm này mọc ngay ngắn, có thể sử dụng để làm phần giữ cho răng giả thì mới có thể làm được

Ưu điểm: Vững chắc, chức năng nhai gần như răng thật.

Khuyết điểm: Nguy cơ sâu răng và nha chu, phải mài răng thật ở hai bên khoảng mất răng, xương hàm nơi mất răng cũng tiêu dần. Trường hợp mất răng lâu ngày gây tiêu xương nhiều thì làm cầu răng không thẩm mỹ, mất răng không có răng trụ phía xa cũng không làm được cầu răng.
Có thể bạn quan tâm
NIỀNG RĂNG INVISALIGN
Niềng răng trong suốt Invisalign được thiết kế gần như vô hình, hiệu quả cao, an toàn, không vướng cộm, thoải mái ăn nhai và vệ sinh...
Mặt dán sứ Veneer
Răng sứ Veneer là mặt dán sứ bọc dùng để bọc bên ngoài bề mặt răng nhằm che lấp các khuyết điểm khi răng bị tổn thương cấu trúc hoặc xỉn màu, ố vàng...
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là giải pháp phục hồi răng bị mất hiệu quả, bởi không chỉ giúp khôi phục thẩm mỹ hàm răng, đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường, mà...
Niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng mắc cài khắc phục triệt để các khiếm khuyết về răng như: sai lệch khớp cắn, xương hàm, răng khấp khểnh,... hiệu quả và tối ưu nhất hiện...
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ thẩm mỹ là kỹ thuật phục hình cố định bằng vật liệu sứ có vai trò phục hồi chức năng ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ giúp bạn tự tin với nụ...